Sách – Luật và Xã Hội Việt Nam Thế Kỷ XVII – XVIII là một công trình nghiên cứu khoa học sâu sắc và có giá trị về cấu trúc gia đình truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ giữa gia đình với làng và Nhà nước – pháp luật.

Căn cứ khoa học chủ yếu của tác giả là bộ Quốc triều hình luật hay Bộ Luật Hồng Đức, một bộ luật hoàn chỉnh và còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến nay. Bộ luật được xây dựng trong thời Lê sơ, từ triều vua Lê Thái Tổ đến triều vua Lê Thánh Tông và được thực thi cho đến thế kỷ XVII-XVIII, với một số bổ sung và điều chỉnh nhất định.

Ứng dụng Shopee | Link tải, cách sử dụng, mẹo thủ thuậtTIKI - Innovation Center

169.000 

LUẬT VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XVII – XVIII

  • Tên sách gốc: Law and Society in Seventeenth and
  • Eighteenth Century Vietnam
  • Tác giả: Insun Yu – Dịch giả: Nguyễn Quang Ngọc
  • Khổ sách: 16x24cm
  • Số trang: 274 trang
  • Giá bìa: 169.000đ
  • Phát hành: T9/2023

 MUA HÀNG TẠI ĐÂY ! 

“Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” trở lại sau 30 năm

Gần 30 năm trước, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII của GS Insun Yu (Hàn Quốc) đã được ra mắt bạn đọc Việt Nam. Với giá trị to lớn của ấn phẩm, mới đây, TIMES Books liên kết với NXB Khoa học Xã hội giới thiệu lại đến bạn đọc ấn phẩm đặc biệt này.

Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị sâu sắc về luật pháp, lịch sử và xã hội Việt Nam. Cuốn sách được viết bởi GS Insun Yu, học giả quốc tế có gần 50 năm nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam, được xuất bản lần đầu tiên tại Hàn Quốc vào năm 1990 với nhan đề Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam.

Cuốn sách là tâm huyết phát triển từ luận án tiến sĩ tại Đại học Michigan năm 1978 của tác giả, kết hợp đối chiếu với nguồn tư liệu Hán – Nôm và các nghiên cứu về Việt Nam của nhiều học giả quốc tế khác. Chính vì vậy, cuốn sách này có độ tin cậy cao, là tài liệu khoa học được không chỉ giới sử học mà cả luật học và xã hội học trích dẫn khi nghiên cứu về xã hội Việt Nam truyền thống.

Tác phẩm Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII dựa trên căn cứ khoa học là bộ Quốc triều hình luật, tức luật Hồng Đức – bộ luật hoàn chỉnh và được bảo tồn nguyên vẹn cho đến nay, được xây dựng từ thời Lê sơ (triều vua Lê Thái Tổ đến triều vua Lê Thánh Tông).

Qua đó, tác giả làm rõ bản chất xã hội truyền thống Việt Nam giai đoạn này thông qua hai nội dung chính: Nghiên cứu cấu trúc gia đình (mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ về sở hữu tài sản và quyền thừa kế), sau đó mở rộng nghiên cứu mối quan hệ phức tạp giữa gia đình – làng – Nhà nước; Nhấn mạnh sự tồn tại song song của nguyên lý Nho giáo được triều Lê đề cao tới vị trí thống trị cùng với những phong tục, tập quán lâu đời của Việt Nam, tiêu biểu là những quy định của luật pháp nhằm đề cao vị thế của người phụ nữ.

"Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII" được đánh giá là công trình khoa học có giá trị, vừa trở lại với bạn đọc sau thời gian dài vắng bóng
“Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII” được đánh giá là công trình khoa học có giá trị, vừa trở lại với bạn đọc sau thời gian dài vắng bóng

Theo cố GS Phan Huy Lê, đây là một công trình nghiên cứu khoa học sâu sắc và có giá trị về cấu trúc gia đình truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ giữa gia đình với làng và Nhà nước – pháp luật.

“Tác giả đã xác định một hướng nghiên cứu rất cơ bản và đúng đắn là muốn hiểu bản chất xã hội truyền thống Việt Nam phải bắt đầu từ nghiên cứu cấu trúc gia đình. Đó là tế bào của xã hội, là đơn vị nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội và cũng là đơn vị sản xuất trong nền kinh tế tiểu nông.

Tác giả đã nghiên cứu cấu trúc gia đình trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhất là giữa cha mẹ và con cái, trong mối quan hệ về sở hữu tài sản và quyền thừa kế”, cố GS Phan Huy Lê nhận xét khi tác phẩm lần đầu tiên ra mắt bạn đọc Việt Nam.

Nội dung: Cuốn sách là một công trình nghiên cứu về:
  • Cấu trúc gia đình truyền thống Việt Nam trong mối quan hệ giữa gia đình với làng và nhà nước – pháp luật.
  • Cấu trúc gia đình trong mối quan hệ giữa các thành viên gia đình: giữa cha mẹ và con cái; quan hệ về sở hữa tài sản và quyền thừa kế.
  • Sự khác biệt giữa nguyên lý Nho giáo mà triều Lê nâng lên địa vị thống trị với những phong tục tập quán lâu đời của truyền thống văn hoá Việt Nam.

Link tham khảo:

    1. “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” trở lại sau 30 năm
    2. Luật và Xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII”: Thực thi Luật Hồng Đức trong bối cảnh xã hội suy vi

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sách – Luật và Xã Hội Việt Nam Thế Kỷ XVII – XVIII”